Simbaoptic - Lựa chọn thuộc về bạn - Tất cả những điều bạn cần biết về loạn thị

 

Total: $120

Tất cả những điều bạn cần biết về loạn thị

Tất cả những điều bạn cần biết về loạn thị để chẩn đoán và điều trị

Loạn thị có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em cho đến người trưởng thành đều có nguy cơ mắc tật khúc xạ này. Dưới đây là toàn bộ những thông tin cần thiết để bạn có thể hiểu rõ hơn để ngăn ngừa.

Loạn thị là gì ?

Giác mạc của người loạn thị có hình dạng bất thường. Ở mắt bình thường, hình ảnh thu được khi đi vào mắt sẽ được hội tụ tại một điểm. Với mắt loạn thị, hình ảnh không hội tụ được ở võng mạc do điểm hội tụ bị phân tán ở nhiều nơi khác nhau. 

Chính vì lí do này, mắt người bệnh sẽ bị mờ và không nhìn rõ được hình ảnh. Giác mạc là bộ phận trong suốt cho phép ánh sáng đi vào trong mắt. Khi giác mạc bị dạng không đều làm cho ánh sáng đi vào mắt hội tụ ở những điểm khác nhau, từ đó gây ra loạn thị. Nguyên nhân khác có thể do thủy tinh thể bị cong bất thường.

 

Những người sau đây có nguy cơ cao bị loạn thị:

Gia đình có tiền sử bị tật khúc xạ

Có tổn thương về mắt

Bị cận thị hoặc viện thị nặng 

Đã từng phẫu thuật mắt

Tuổi tác ( tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc loạn thị )

 

Triệu chứng để phát hiện bệnh loạn thị

 

Mắt bị mờ, nhòe hình ảnh bị tối, không sắc nét

Nhìn đôi, nhìn một vật 

Gặp khó khăn khi nhìn

Nhức mỏi mắt. đau đầu, cổ, vai, gáy

 

Phương pháp chẩn đoán loạn thị 

Những phương pháp chẩn đoán phổ biển để phát hiện sớm để có biện pháp chữa trị kíp thời là: khám mắt kĩ lưỡng bằng bảng đo thị lực, đo độ cong giác mạc, kiểm tra khúc xạ, bản đồ giác mạc,.

Điều trị loạn thị

Đeo kính là phương pháp thông thường để hỗ trợ điều trị bệnh loạn thị. Thường thị loạn thị trên 1 độ mới cần đeo kính. Nếu những người có độ cận nhẹ và không xuất hiện các triệu chứng như nhức, mỏi mắt thì không cần phải đeo kính thường xuyên. 

Nếu điều trị bằng kính thuốc không đem lại kết quả, nên tiến hành phẫu thuật tia laser hoặc vi phẫu để định hình lại giác mạc vĩnh viễn. Đó là những phương pháp: thay đổi khúc xạ định hình nhu mô giác mạc (LASIK). Thay đổi khúc xạ cắt bỏ biểu mô giác mạc (PRK). Thay đổi khúc xạ định hình giác mạc vạt dưới biểu mô (LASEK).

 

Loạn thị nên đeo kính gì

Hãy xem xét nhu cầu của bản thân và  tính năng của từng loại kính để lựa chọn: kính có gọng, kính áp tròng, kính áp tròng cứng. Trước khi sử dụng kính nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt để có lời khuyên chính xác nhất.

 

Hãy đến những địa chỉ kính mắt uy tín để có một chiếc kính phù hợp để không ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì nếu đã mắc cận thị mà không đeo kính đúng chuẩn sẽ làm cho độ loạn ngày càng tăng và có thể dẫn đến nhược thị.

 

Cách phòng ngừa loạn thị
  • Luôn học tập và làm việc trong môi trường đủ ánh sáng.
  • Giữ tư thế thẳng khi sử dụng máy tinh hoặc làm việc và học tập, khi sử dụng các thiết bị có màn hình số trong 1h nên thư giãn cho đôi mắt trong khoảng 1 phút.
  • Có một chế độ ăn dinh dưỡng có đầy đủ các loại thực phẩm bổ sung các vitamin tốt cho mắt
  • Khám mắt định kỳ để kịp thời phát hiện loạn thị
  • Không đeo kính sai độ hoặc lệch chuẩn

Liên hệ với chúng tôi trên Facebook: https://www.facebook.com/KinhmatSimba

 

Share