Simbaoptic - Lựa chọn thuộc về bạn - Cách phát hiện sớm nhược thị để tránh hậu quả đáng tiếc

 

Total: $120

Cách phát hiện sớm nhược thị để tránh hậu quả đáng tiếc

Nhược thị là một dạng rối loạn thị giác do mắt và não không hoạt động tốt với nhau và dẫn đến sự suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và có phương pháp can thiệp phù hợp, có thể phục hồi mắt bị nhược thị. 

 

Nguyên nhân gây ra nhược thị

Còn được gọi là “mắt lười” đây là một hội chứng khó phát hiện ở trẻ em, nguyên nhân do tín hiệu thị giác từ mắt gặp nguyên nhân cản trở nào đó khi được truyền đến não bộ. Điều này ảnh hưởng xấu đến sự liên kết của mắt, làm cho việc lấy nét của một hay toàn bộ hai mắt gặp  khó khăn, một mắt bị cận hoặc viễn thị hơn mắt kia rất nhiều. Nhược thị hầu như chỉ xảy ra ở một bên mắt, nhưng ở một số trường hợp hi hữu có thể gây ra suy giảm thị lực ở hai mắt. 

Chứng nhược thị ảnh hưởng đến 3% trẻ em dưới 6 tuổi và xuất hiện sớm nhất từ lúc 5 tuổi. Lý do để phát hiện sớm bệnh để có phương pháp điều trị phù hợp là vì sau thời điểm trẻ 7-8 tuổi, thời điểm đường dẫn truyền thị giác và vùng thị giác của não đã được hình thành một cách đầy đủ và không thể thay đổi. Khi chức năng thị giác của một đứa trẻ không thể hoạt động một cách bình thường ở một hoặc cả hai mắt từ đó làm khả năng nhìn bị giảm sút dẫn đến nhược thị. 

Những nguyên nhân chính gây ra bệnh nhược thị


3 nguyên nhân chính gây ra nhược thị là:


  1. Lác ( lé mắt ):

Là bệnh lý mà hai mắt không thẳng được về một hướng mà nhìn sang hai phía khác nhau. Một mắt nhìn thẳng được về phía trước, trong khi mắt còn lại không nhìn thẳng được mà nhìn lên trên, xuống dưới, vào trong, ra ngoài. Vì mắt không nhìn được về một hướng nên chúng tập trung tiêu điểm vào những vật thể khác nhau. Lác mắt xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ, lúc chúng đang bắt đầu phát triển thần kinh thị giác. 

Có những trường hợp bị lác mắt nhưng thị lực ở cả hai bên mắt đều tốt, lúc đó hai mắt sẽ được sử dụng luân phiên ở những thời điểm khác nhau. Còn trường hợp còn lại là chỉ có thị lực ở một bên mắt là bình thường, mắt còn lại không được dùng nên não chỉ tiếp nhận hình ảnh từ bên mắt hoạt động tốt. Từ đó, con mắt còn lại không được dùng nên không phát triển từ đó suy yếu dẫn đến nhược thị. Theo một thống kê, có khoảng 2-3 triệu người Việt Nam bị mắt lác.


  1. Các tật về khúc xạ

Các tật về khúc xạ bao gồm: cận thị, viễn thị và loạn thị. Nếu bị tật khúc xạ ở một mắt, thông thường mắt còn lại sẽ gặp tình trạng tương tự. Tuy nhiên, nếu đó là loạn thị có nghĩa là hai mắt sẽ khúc xạ khác nhau. 


Ví dụ như trẻ bị cận thị ở một mắt nhiều hơn so với mắt còn lại. Khi đó, não sẽ có khuynh hướng bỏ qua tín hiệu từ mắt có tật khúc xạ nặng hơn từ đó làm cho nhược thị sẽ xuất hiện ở mắt đó. Điều này có thể được khắc phục bằng cách đeo kính. Nhưng đối với trẻ nhỏ, khó có thể phát hiện trẻ bị tật khúc xạ hay không trừ phi trẻ được kiểm tra thị lực. Nếu một bên mắt trẻ vẫn còn hoạt động tốt thì rất khó để phát hiện trẻ bị nhược thị.


  1. Những bất thường khác gây cản trở tới mắt

Ở trẻ nhỏ, bất kì sự cản trở thị giác nào đều có thể dẫn đến nhược thị do não không thể tạo lập được đường dẫn truyền thị giác. Ví dụ như trẻ bị bệnh đục thủy tinh thể ở một mắt hoặc giác mạc bị sẹo làm cho ánh sáng không truyền được đến phía sau mắt. Vì vậy, nên phát hiện sớm và điều trị đục thủy tinh thể ở trẻ em càng sớm càng tốt.

Cách chẩn đoán và điều trị nhược thị

Nhược thị có thể phát hiện bằng việc khám mắt và kiểm tra thị lực một cách thường xuyên Tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ, có thể áp dụng nhiều phương pháp đo thị lực khác nhau. Ngoài ra, cha mẹ nên để ý xem con có bị tật lác mắt hay không và nhược thị thường chỉ xuất hiện ở một mắt nên khó để nhận biết. Có trẻ đã thích nghi qua thời gian dài nên trẻ sẽ không nói cho cha mẹ khi mắt bị kém, thường bệnh chỉ được phát hiện khi kiểm tra sáng lọc.

Để phát hiện sớm nhược thị, phụ huynh nên khám mắt cho con ở những thời điểm quan trọng như: trước khi vào mẫu giáo và trước khi vào tiểu học. Phụ huynh có thể kiểm tra sơ qua cho con tại nhà bằng cách bịt lần lượt từng mắt của con và kiểm tra xem có mắt nào mờ hơn so với mắt còn lại không. 

Khi phát hiện nhược thị, cần phải tiến hành điều trị sớm nhất có thể. Các bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp như: điều chỉnh lại các rối loạn về mắt gây nhược thị và làm cho mắt bị nhược thị hoạt động để thị giác có thể phát triển bình thường. Những người bị các tật về khúc xạ có thể đeo các loại kính để điều chỉnh thị lực, còn với người bị đục thủy tinh thể có thể được phẫu thuật. Trẻ được điều trị càng sớm thì phục hồi càng nhanh và thị giác càng có khả năng trở về bình thường ( nhất là trước thời điểm trước 6-7 tuổi ). 

 

 


Share