Simbaoptic - Lựa chọn thuộc về bạn - Bật mí kinh nghiệm hữu ích khi đi cắt kính cận

 

Total: $120

Bật mí kinh nghiệm hữu ích khi đi cắt kính cận

Bật mí kinh nghiệm hữu ích khi đi cắt kính cận

Nếu bạn là người chưa đi cắt kính cận bao giờ, hay đang muốn thay đổi chiếc kính mắt của mình. Hãy bỏ túi một số kinh nghiệm bổ ích từ Simbaoptic để có thể chọn được cho mình một chiếc kính ưng ý nhất.

 

1. Kinh nghiệm chọn tròng kính 

Một chiêc kính có cấu tạo 2 thành phần chính là gọng kính và tròng kính. Gọng kính có vai trò làm khung và là bộ phận nâng đỡ tròng kính, ngoài ra còn là một món phụ kiện thời trang, tạo nên điểm nhấn cho người sử dụng. Tròng kính có tác dụng chữa các tật khúc xạ và bảo vệ đôi mắt. 

Chính vì lí do vậy, tròng kính đóng vai trò quan trọng nên cần được chú ý nhiều hơn khi bạn đi cắt kính. Nếu lựa chọn một chiếc tròng không đúng để điều chỉnh thị lực, hay là kém chất lượng thì sức khỏe có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Để lựa chọn một tròng chuẩn xác, hãy xem xét những yếu tố sau

Chiết suất tròng có phù hợp với độ cận không

Mục đích sử dụng cá nhân

Giá cả của các loại tròng chính hãng

Làm thế nào để lựa chọn chiết suất tròng có phù hợp với độ cận

Chiết suất mắt kính là chỉ số đánh giá khả năng khúc xạ ánh sáng của vật liệu làm nên nó. Độ chiết xuất của tròng kính càng cao thì khả năng bẻ gãy ánh sáng càng mạnh. 


Ở những độ cận cao, độ chiết suất của tròng càng cao thì càng mỏng, càng nhẹ và giá bán có tỉ lệ thuận với độ chiết suất.


Các chiết suất phổ thông của tròng kính bao gồm:1.56, 1.60, .167, 1.74.

Theo các thông tin được khuyến cáo, độ cận từ trên 7.00 nên dùng chiết suất 1.74; độ cận từ 3.75 đến 7.00 nên dùng chiết suất 1.67 hoặc 1.74; độ cận từ 2.75 đến 3.50 nên dùng chiết suất 1.60 hoặc 1.67. Với người cận nhẹ từ 0.25 đến 2.50 có thể dùng chiết suất 1.56 hay 1.60 tuỳ nhu cầu.

Nhiều người có suy nghĩ rằng chọn kính thấp hơn độ cận vì nghĩ rằng điều này sẽ làm cho đôi mắt phải rèn luyện, từ đó cải thiện được thị lực. Tuy nhiên, đây là một quan niệm sai lầm bởi vì khi đeo kính nhẹ hơn so với độ cận thực của bạn, điều này sẽ phản tác dụng vì tròng kính có tác dụng điều tiết đôi mắt, nếu đeo như vậy sẽ vô tình bắt đôi mắt điều tiết nhiều hơn làm cho độ cận tăng lên nhanh chóng. Việc này còn gây ra các hiện tượng như: mỏi mắt, đau mắt. chảy nước mắt. Còn nếu chọn kính nặng hơn sẽ gây ra chóng mắt, nhức đầu khi đeo lâu. 

Để chọn được kính đúng đọ cận cần phải được tiến hành tại các cơ sở y tế, các cửa hiệu kính mắt có đầy đủ các trang thiết bị chuyên dụng. Thông thường quá trình đo thị lực cần tuân thủ đầy đủ các bước sau: đo thị lực qua máy khúc xạ tự động, sử dụng mặt nạ thử thị lực, đeo thử kính, và khám lại để điều chỉnh.

Cách chọn tròng kính phù hợp với mục đích sử dụng cá nhân 

Tròng kính có 2 nhóm tính năng tiêu chuẩn và tính năng nâng cao 

Tính năng tiêu chuẩn gồm: chặn tia UV, chống bám nước mưa, chống phản quang, hạn chế bám bụi - trầy xước - chống bám vân tay.

Tính năng nâng cao gồm: chống ánh sáng xanh, đổi màu khi trời nắng, phủ màu như kính râm, chống mỏi mắt. 

Nếu bạn chỉ cần có những nhu cầu cơ bản như: chất lượng hình ảnh đảm bảo, bảo vệ mắt khỏi các tia UV thì có thể sử dụng mắt kính có các tính năng tiêu chuẩn. 

Nếu bạn là dân văn phòng hoặc thường xuyên làm việc nhiều giờ với các thiết bị có màn hình điện tử thì có thể cân nhắc sử dụng các loại tròng chống ánh sáng xanh.


Nếu bạn muốn bảo về tầm nhìn khi di chuyển dưới trời nắng thì tròng kính đổi màu kính râm cận sẽ là những sự lựa chọn phù hợp.

2. Kinh nghiệm chọn gọng kính

Bạn có thể cân nhắc những yếu tố sau khi tiến hành chọn gọng:

Chất liệu: nhựa cao cấp (TR90, UltemAcetate ), Titan,..

Kiểu dáng gọng: Gọng vuông, gọng chữ nhật, gọng mắt mèo, gọng khoan, gọng đa giác,.. 

Màu sắc: Đơn sắc, họa tiết,..

Bạn nên lưu ý hình dáng khuôn mặt, độ tuổi hay nghề nghiệp để chọn được gọng kính phù hợp nhất và cũng để tôn dáng cho các đường nét tổng thế. 

Kinh nghiệm khi đo thị lực

Quá trình đo thị lực thường có 4 bước sau:

Bước 1: Đo qua máy khúc xạ tư động để xác định được số kính.

Bước 2: Thử các số kính khác nhau và gần với số kính được đo trên máy và kiểm tra bằng cách đọc các chữ, số trên bảng thử thị lực. 

Bước 3; Đeo thử kính từ 15-30ph, đi lại và tập nhìn gần cho đến nhìn xa để xem có hiện tượng nhức mắt, chóng mặt không.

Bước 4: Khám lại cùng với chuyên gia khúc xạ, điều chỉnh số kính nếu có hiện tượng bất thường (đau đầu, chóng mặt, nhức mỏi mắt,…)


Sau khi đã thực hiện 4 bước này,  nên đeo thử số kính đủ thời gian (từ 20 – 30 phút), để xem mắt có phù hợp và thích nghi với số mắt mới này không.


Nếu có dấu hiệu bất thường cần trao đổi ngay với khúc xạ viên để điều chỉnh kính. Tránh trường hợp không để ý đến dấu hiệu cảnh báo khiến lắp sai độ cận, ảnh hưởng xấu tới thị lực.

Liên hệ với chúng tôi trên Facebook: https://www.facebook.com/KinhmatSimba

 

 
 
 

Share